Tranh chấp lao động và những cách giải quyết tranh chấp lao động theo quy định
I. Hiểu thế nào là tranh chấp lao động?
Tranh chấp lao động được quy định tại Khoản 1, Điều 179 Bộ Luật Lao Động năm 2019 là những tranh chấp liên quan đến quyền, lợi ích phát sinh hay nghĩa vụ giữa các bên. Ngoài ra, khái niệm này cũng được dùng để chỉ việc chấm dứt mối quan hệ lao động hay những tranh chấp từ các tổ chức đại diện của người lao động với nhau. Những tranh chấp xuất phát từ quan hệ liên quan một cách trực tiếp đến quan hệ lao động.
II. Tranh chấp lao động có bao nhiêu loại?
Bộ Luật Lao động 2019 quy định về các loại tranh chấp lao động tại Khoản 2, Điều 179 như sau.
- Thứ nhất là tranh chấp lao động giữa các cá nhân với nhau gồm:
- Tranh chấp giữa người sử dụng lao động với người lao động
- Tranh chấp giữa người lao động với tổ chức hay doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa người lao động làm việc hợp đồng ở nước ngoài
- Tranh chấp giữa người lao động thuê lại đối với người sử dụng lao động thuê lại.
- Thứ hai là tranh chấp lao động tập thể
- Trường hợp này có thể là tranh chấp về lợi ích hay quyền giữ 1 hay nhiều tổ chức với nhau đang đại diện cho người lao động hay người sử dụng lao động.
III. Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tại điều 187 của Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định về thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp lao động cá nhân như sau:
1. Hòa giải viên lao động
Đây là cấp bậc hòa giải thấp nhất đối với các trường hợp tranh chấp lao động cá nhân ở mức đơn giản. Tuy nhiên, có 1 số tranh chấp lao động cá nhân không cần sự tham gia của hòa giải viên lao động gồm:
- Xử lý sa thải lao động hay người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng do tình trạng sức khỏe
- Bồi thường, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Tranh chấp giữa người sử dụng lao động với người lao động
- Các tranh chấp liên quan đến bảo hiểm
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động làm việc hợp pháp ở nước ngoài với tổ chức/doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc.
- Giữa người lao động được thuê lại với doanh nghiệp sử dụng các lao động thuê lại.
Thời gian giải quyết hòa giải sẽ tính trong vòng 5 ngày, từ thời điểm hòa giải viên lao động nhận được thông tin yêu cầu của bên cần giải quyết hay từ các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
2. Hội đồng trọng tài lao động
Đây là cấp hòa giải được chọn khi:
- Hòa giải không thành
- Thời gian hòa giải đã hết
- Không đồng thời yêu cầu tòa án tham gia giải quyết.
3. Tòa án nhân dân
Các tranh chấp lao động cá nhân sẽ chọn loại hòa giải là Tòa Án nhân dân khi:
- Khi quá 07 ngày nhận được yêu cầu nhưng Ban trọng tài lao động không được thành lập.
- Khi Ban trọng tài thành lập 30 ngày nhưng không giải quyết được tranh chấp
- Khi 1 trong những bên tranh chấp không đồng ý chấp hành quyết định của Ban trọng tài lao động thì bên còn lại có thể yêu cầu sự tham gia của Tòa Án nhân dân.
- Khi trường hợp tranh chấp không quy định bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.
- Khi sau 05 ngày nhận được yêu cầu mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
- Khi hòa giải ở cấp hòa giải viên lao động hay hội đồng trọng tài lao động không thành công.
Những thông tin cơ bản về tranh chấp lao động cá nhân đã được Tư Vấn Sài Gòn chia sẻ cụ thể qua bài viết trên. Bạn có thể tham khảo thông tin để có được những hiểu biết về vấn đề này. Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ đến đường dây nóng: 0888899970 - 0904.772.776 của chúng tôi ngay hôm nay.